Luật thi đấu chung của bida 3 bi (bida Carom)
B. Luật thi đấu Billiards Libre – Bida 3 bi tự do
Billiards Libre – Bida 3 bi tự do là một nội dung của bida Carom, trong đó cơ thủ phải đánh bi cái trực tiếp hay gián tiếp trúng 2 bi mục tiêu thì ghi được 1 điểm; cơ thủ tiếp tục đánh cho đến khi đánh trượt hoặc phạm lỗi. Ngoài những điều luật chung của bida 3 bi được áp dụng như trên.
Tuy nhiên, Bida 3 trái tự do còn có quy định riêng khi tính điểm trong VÙNG GIỚI HẠN (đó là 4 vùng ở 4 góc bàn, được đánh dấu bởi vạch kẻ thành hình tam giác với cạnh dài 71 cm và cạnh ngắn 35,5 cm).
Như vậy, các cú đánh nhiều điểm sẽ bị giới hạn trong vùng này. Cụ thể như sau:
Khi cả 2 bi mục tiêu vào vùng giới hạn (kể cả khi tâm của bi nằm trên đường giới hạn) thì cơ thủ chỉ được quyền đánh 1 điểm; sau khi ghi điểm thứ hai, cơ thủ phải đưa ít nhất 1 bi mục tiêu ra khỏi vùng giới hạn. Nếu bi mục tiêu được đưa ra ngoài vùng giới hạn và sau đó lại quay vào vùng giới hạn thì sẽ bắt đầu tính là “vào”. Vì vậy, nếu cơ thủ không thực hiện được những điều trên sẽ bị xem là phạm lỗi và mất lượt cơ của mình.
C. Luật thi đấu bida Carom 1 băng hay còn được gọi là bida 3 bi 1 băng
Ngoài những điều luật chung của Billiards Carom (như mục A nêu trên) được áp dụng thì trong bida Carom 1 băng, đấu thủ phải đánh bi cái chạm ít nhất 1 băng trước khi chạm vào bi mục tiêu thứ 2, nếu không thực hiện được thì sẽ bị xem như phạm lỗi và mất lượt.
D. Luật thi đấu Billiards Tree cushion – Bida 3 băng (Carom 3 băng)
Ngoài những điều luật chung của bida Carom, trong bida 3 bi 3 băng còn có một số quy định riêng như sau:
Quy định 1: Cách đánh bi cái (bi chủ)
Cơ thủ phải đánh bi cái chạm ít nhất 3 lần với 1 hay nhiều băng trước khi chạm vào bi mục tiêu thứ 2, nếu không thực hiện được thì sẽ bị xem như phạm lỗi. Như vậy, sẽ có 3 trường hợp cụ thể như sau:
– Bi chủ sau khi chạm vào bi cái thì phải chạm ít nhất 3 băng nữa rồi mới chạm bi còn lại.
– Bi chủ chạm trước 3 băng rồi chạm lần lượt 2 bi còn lại.
– Bi chủ chạm trước 1 hoặc 2 băng sau đó chạm 1 bi rồi tiếp tục chạm thêm băng rồi chạm bi còn lại.
Trường hợp bi cái nhảy lên một hay nhiều thành bàn, thành băng rồi quay trở lại bàn thì được xem như cú đánh hợp lệ và mỗi thành băng hay thành bàn sẽ được tính là chạm 1 băng.
Nếu bi cái bị dính vào thành băng thì cơ thủ có thể đánh vào chính băng đó nhưng lần chạm đó sẽ không được tính, chỉ được tính ở những lần chạm tiếp theo.
Quy định 2: Về bàn, cơ, bi và vị trí đặt bi
Khác với các trận đánh bida 3 bi thông thường, thể loại bida 3 băng sử dụng bàn loại lớn, có sưởi, dùng bộ bi chấm (bi trắng và vàng có 6 chấm đỏ xung quanh), cơ nặng hơn cơ đánh trong bida tự do.
Tiếp theo, bạn cần biết về vị trí đặt bi quy định:
– Bi đỏ: Đặt ngay điểm đặt như trong luật bida Carom.
– Bi chủ: Đặt ngay điểm đề-pa ban đầu của bi đối phương.
– Bi đối phương: Đặt ngay giữa bàn.
Bên cạnh đó, khi bị dính hoặc rơi khỏi bàn ta sẽ đặt lại bi về vị trí cũ:
– Trường hợp bi văng ra ngoài: Chỉ đặt bi đó lại 1 trong 3 vị trí đặt bi quy định; 2 bi còn lại giữ nguyên (nếu 2 bi văng ra ngoài thì đặt lại 2 bi, bi còn lại giữ nguyên).
– Trường hợp 2 bi dính (hay còn gọi là côn bi), trong đó có bi cái: Đặt 2 bi bị côn vào vị trí đặt bi quy định. Nếu điểm quy định bị chiếm chỗ thì bi chiếm chỗ đó sẽ được đặt lại tại điểm quy định như sau: Nếu là bi đỏ sẽ được đặt tại điểm đầu, nếu là bi của đấu thủ kia sẽ được đặt tại điểm giữa.