Cách chọn và bảo quản cơ bi- a chuẩn nhất. Thông thường chúng ta muốn chơi tốt sẽ chọn cho mình 1 cây cơ riêng, điều này giúp ổn định lực đánh và cảm giác của đôi tay trong suốt quá trình luyện tập, thi đấu. Và đây là cách chọn cơ hiệu quả
CÁCH CHỌN VÀ BẢO QUẢN CƠ BI-A
Chọn và bảo quản cơ Bida
Có thể mua cơ ở các cửa hàng nhưng tốt nhất nên đặt làm 1 cây cơ đúng với đôi tay của mình, đúng với giai đoạn đang luyện tập.
_ Giai đoạn sơ cấp: ở giai đoạn này đôi tay chưa có cảm giác chính xác, phát lực còn chưa chuẩn (bén) nên có thể chọn cơ nặng khoảng 0,44 đến 0,45kg để hỗ trợ thêm lực, ngọn 12mm, loại cơ này dùng để đánh bi ngoài rất tốt và chuẩn.
_Giai đoạn trung cấp: qua đến trung cấp đôi tay đã khá quen, phát lực khá chẩn nên có thể chọn cơ khoảng 0,43 nhẹ hơn, ngọn 11,5mm.
_ Giai đoạn cao cấp: khi đến thời gian này tay đã thật sự nhuyễn, phát lực bằng phản xạ và chuyển qua tập kent. Vì vậy nên chọn cơ 0,42, ngọn 11,2mm để không bị đuôi cơ làm mỏi tay và ngọn nhỏ để lực tập trung vào mũi cơ nhều hơn.
*Cách bảo quản cơ: phần lớn người mới chơi do ko tìm hiểu nhiều về cơ nên hay bị tình trạng cơ mau cong, đầu cơ mau mòn,……..Dưới đây là 1 số điều giúp giữ gìn cơ tốt hơn:
_ Không dùng khăn ướt lau cơ, nước sẽ làm gỗ bị ẩm và biến dạng.
_ Không để cơ quá lâu trong bao mà không lấy ra, nhiệt độ trong bao kín sẽ làm ngọn cơ cong rất nhanh.
_ Không gõ cơ xuống bàn hay đất khi tức giận vì đánh trật.
_ Không dùng cơ ngọn dưới 12mm đánh lực lớn, ngọn yếu sẽ dễ cong.
_ Tránh để trật cơ khi đánh mạnh, đánh lực lớn sẽ ổn định khi đánh trúng, còn nếu trật cơ thì thân cơ va chạm mạnh vào bi, nhiều lần như vậy ngọn cũng dễ cong, tựa như cây búa đóng thẳng vào đinh thì ko sao nhưng nếu trật qua 1 bên thì cây đinh bị cong. Đánh matxe trật cơ để đầu cơ đâm xuống bàn cũng gây hậu quả tương tự.
_ Tránh dùng giấy nhám mài đầu cơ khi không cần thiết: khi đánh trật cơ nhiều người nghĩ do đầu cơ bị mòn nên chà giấy nhám vô tội vạ, điều này dẫn đến đầu cơ mau mòn, trật cơ có nhiều nguyên nhân như đánh ngoài vùng giới hạn để ephe, ẩm, tay đẩy cơ lệch,……Chỉ nên chà nhám khi đầu cơ quá phẳng, biên không ôm sát phích cơ, đánh lâu đầu cơ quá nhẵn không bám lơ.
Gậy bi-a đầu tiên chia làm 2 loại :
1.Production Cue – Gậy của các nhà sản xuất lớn ( theo nghĩa về quy mô ): Predator, McDermott, Fury, vân vân và vân vân
Đặc điểm : ngoại trừ nhưng seri được chú thích rõ ràng là “đặt hàng tại một nhà làm cơ chuyên nghiệp ( thường được đánh số ) ” còn lại tất cả các cây cơ được làm theo kiểu “công nghiệp” nôm na là cho gỗ vào một đầu ==> 1000 chuôi cơ , cho gỗ vào một đầu ==> 1000 đầu cơ, rồi sau đó chuôi lắp với đầu, qua kiểm tra chất lượng là xong .
Kinh nghiệm : Mua chọn cẩn thận, có khi có lỗi đấy . Predator ngọn đánh sướng nhưng chuôi kiểu gì ý, cầm không sướng . McDermott thì ngược lại, chuôi gậy cầm khá là đầm tay nhưng ngọn đánh thì rung bần bật, nản .
Giá cả : nói chung là phải chăng
2.Custom Cue – Gậy của những nhà làm cơ chuyên nghiệp, sản xuất “thủ công”, số lượng hạn chế : SouthWest, BlueGrass, Bender, Searing v..v
Đặc điểm : Từng cây gậy từ lúc chọn gỗ đến lúc ra lò đều được xử lí, gọt dũa, kiểm tra rất cẩn thận, ngọn gậy cũng được làm từ loại gỗ cực tốt, nói chung những cây này thì khỏi phải nói, cầm vào là thấy ngay sự khác biệt, nó giống như đi Ferrari VS Toyota ý .
Giá cả: Thì nó như Ferrari ý .
Vài năm gần đây do sự vượt trội không bàn cãi của ngọn gậy Predator ( ai cũng biết ) , rất nhiều Pro chuyển sang đánh ngọn Predator nhưng vẫn dùng chuôi của những cây Custom
Câu hỏi là , vậy ta làm thế nào để có một cây gậy ngon bây giờ ?
Trả lời : Thì tùy vào mức độ bạn muốn đầu tư, nhưng theo mình thì nên mua :
1 chuôi gậy bình thường ( tùy vào từng người, nhưng lời khuyên là McDermott hoặc nhờ cuncut chọn cho một cái SouthWest fake bên Taiwan – tiền gửi từ đó về khoảng 20$ ) giá cả tùy, có khi chuôi 500k có người cầm lại sướng tay .
1 ngọn Predator
Bên Taiwan có bán sẵn gậy kiểu đó, ngọn Predator đi cùng chuôi Made in Taiwan, cái này nhờ CunCut chọn cho cũng được .
Mình nghe nói có cả Predator ngọn thật chuôi rởm nhưng chưa thử bao giờ không dám đưa ra ý kiến .
Thiệt hại khoảng 300 usd = 5tr VND bạn sẽ có một cây cơ như ý .
Cuncut ở Taiwan mua đồ rẻ, thiết kế mua giúp anh em nào cần nhỉ 😀 ( mọi người nịnh nó đi 😀 )
Lời khuyên cuối cùng : theo ý kiến chủ quan của mình thì gậy 2,3 tr chẳng hơn gì mấy mấy cây 500k 700k , có điều mấy cây 500k , 700k phải chọn cẩn thận thôi , tại đôi khi nó cong, vì thế nên mua 500k 700k trước, khi có xiền thì đầu tư tiếp ( mua ngọn Pre lắp vào chuôi cũ hay mua cả cây gậy mới ) .
Chọn và bảo quản cơ để chơi tốt
Thông thường chúng ta muốn chơi tốt sẽ chọn cho mình 1 cây cơ riêng, điều này giúp ổn định lực đánh và cảm giác của đôi tay trong suốt quá trình luyện tập, thi đấu……..
Có thể mua cơ ở các cửa hàng nhưng tốt nhất nên đặt làm 1 cây cơ đúng với đôi tay của mình, đúng với giai đoạn đang luyện tập. Và đây là cách chọn cơ hiệu quả:
_ Giai đoạn sơ cấp: ở giai đoạn này đôi tay chưa có cảm giác chính xác, phát lực còn chưa chuẩn (bén) nên có thể chọn cơ nặng khoảng 0,44 đến 0,45kg để hỗ trợ thêm lực, ngọn 12mm, loại cơ này dùng để đánh bi ngoài rất tốt và chuẩn.
_Giai đoạn trung cấp: qua đến trung cấp đôi tay đã khá quen, phát lực khá chẩn nên có thể chọn cơ khoảng 0,43 nhẹ hơn, ngọn 11,5mm.
_ Giai đoạn cao cấp: khi đến thời gian này tay đã thật sự nhuyễn, phát lực bằng phản xạ và chuyển qua tập kent. Vì vậy nên chọn cơ 0,42, ngọn 11,2mm để không bị đuôi cơ làm mỏi tay và ngọn nhỏ để lực tập trung vào mũi cơ nhều hơn.
- Cách bảo quản cơ: phần lớn người mới chơi do ko tìm hiểu nhiều về cơ nên hay bị tình trạng cơ mau cong, đầu cơ mau mòn,……..Dưới đây là 1 số điều giúp giữ gìn cơ tốt hơn:
– Không dùng khăn ướt lau cơ, nước sẽ làm gỗ bị ẩm và biến dạng.
Không để cơ quá lâu trong bao mà không lấy ra, nhiệt độ trong bao kín sẽ làm ngọn cơ cong rất nhanh.
- Không gõ cơ xuống bàn hay đất khi tức giận vì đánh trật.
- Không dùng cơ ngọn dưới 12mm đánh lực lớn, ngọn yếu sẽ dễ cong.
- Tránh để trật cơ khi đánh mạnh, đánh lực lớn sẽ ổn định khi đánh trúng, còn nếu trật cơ thì thân cơ va chạm mạnh vào bi, nhiều lần như vậy ngọn cũng dễ cong, tựa như cây búa đóng thẳng vào đinh thì ko sao nhưng nếu trật qua 1 bên thì cây đinh bị cong. Đánh matxe trật cơ để đầu cơ đâm xuống bàn cũng gây hậu quả tương tự.
_ Tránh dùng giấy nhám mài đầu cơ khi không cần thiết: khi đánh trật cơ nhiều người nghĩ do đầu cơ bị mòn nên chà giấy nhám vô tội vạ, điều này dẫn đến đầu cơ mau mòn, trật cơ có nhiều nguyên nhân như đánh ngoài vùng giới hạn để ephe, ẩm, tay đẩy cơ lệch,……Chỉ nên chà nhám khi đầu cơ quá phẳng, biên không ôm sát phích cơ, đánh lâu đầu cơ quá nhẵn không bám lơ.
- Mỗi người chơi có một tư thế đứng khác nhau. Tư thế đứng của bạn có thể không giống của tôi nhưng sau đây là một số gợi ý sẽ giúp ích rất nhiều trong môn thể thao mới này.
- Thăng bằng là một yếu tố quan trọng để có thể tạo ra một quả chọc tốt, đơn giản vì nó yêu cầu những cử chỉ tôi thiểu của cơ thể trừ những cử chỉ lỏng lẻo của cánh tay cầm gậy.
- Bạn phải tìm cho mình một tư thế thăng bằng để giữ cho các bộ phận khác của cơ thể vững chãi. Mở rộng hai chân để cân bằng trọng lượng. Đặt chân trái lên trước nếu bạn thuận tay phải còn nếu bạn thuận tay trái thì đặt chân phải lên trước.
- Tay của bạn phải giữ vuông góc với cạnh bàn. Và phải giữ nguyên góc này tới khi bạn chọc bóng. Không được di chuyển sang bên, thế mới tạo được quả chọc thẳng đúng hướng.
- Kế tiếp, bạn phải để khoảng trống cho tay chọc thoải mái. Để làm được tư thế này bạn hãy xoay người cách tay câm gậy 30 độ. Và nhớ đừng để tay chạm hông khi rút gậy lại. Hãy tư thế thật thoải mái. Cuối cùng bạn hãy chỉnh tầm cầm gậy sao cho phù hợp với chiều cao của bạn.
2. Cầm gậy
- Cầm gậy là một yếu tố quan trọng trong môn thể thao bida. Nếu cầm gậy đúng bạn sẽ có một cú chọc bóng chính xác. Nói một cách khác nếu cầm gậy không tốt sẽ ảnh hưởng tới khả năng của bạn
- Hình ảnh tiếp theo chỉ cho bạn thấy, cổ tay và phần dưới cánh tay phải thẳng 180 độ. Cổ tay của bạn hướng xuống chứ không phải hướng vào phía trong. Lý do bạn phải để tay đúng như thế là vì nếu cổ tay bạn hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong nó làm cho cú chọc bóng của bạn đi sai hướng.
3. Cầm gậy- Một cách nhìn khác.
Cầm gậy có thể dẫn đến sự nhầm tưởng bởi nó ngụ ý là phải dùng một lực mạnh và cầm gậy chắc. Tuy nhiên, cầm chặt gậy giống như chơi gôn hay chơi bóng chày sẽ làm cho cẳng tay của bạn cứng lại không thoải mái…
- Hãy so sánh độ vững vàng mà cẳng tay bạn có thể giữ khi nó thoải mái và khi nó bị gò ép căng thẳng và hãy xem bạn có thể di chuyển cẳng tay dễ dàng đến độ nào? Và hãy để ý xem sự khác biệt khi bạn bị căng thẳng. Điều này sẽ ngăn bạn có một cú đánh thẳng và chính xác. Nó cũng giống như khi bạn dùng các ngón tay giữ gậy quá nhẹ nó sẽ không thể chọc trúng điểm tiếp xúc mong đợi.
- Bạn nên cầm gậy nhẹ nhưng phải có sự hỗ trợ tốt. Một số cơ thủ thường dùng ngón cái và ngón trỏ giữ gậy. Chỉ có 2 ngón tiếp xúc với gậy khi gậy đẩy còn các ngón còn lại thì chỉ giữ gậy lúc trước khi đánh
- Không đặt ngón cái lên mặt của gậy, bởi vì như vậy sẽ giữ chặt cổ tay bạn, mà cổ tay thư giãn là điều cực kỳ quan trọng. Một cách luyện tập khác để tay không quá nắm chặt là bạn có thể dùng một vài mẩu phấn xoa trong lòng bàn tay và tập luyện giữ gậy bằng ngón cái và ngón trỏ sao cho trong vòng kiểm soát và tránh không để phấn dính lên gậy. Bạn sẽ thấy sự khác biệt khi buổi tập luyện kết thúc và bạn không dùng phấn nữa.
- Trong mọi lúc bạn phải giữ gậy thăng bằng. Với những quả chọc ngắn, tay của bạn phải bao kín lấy gậy. Những quả chọc ngắn cần phải có sự tiếp xúc chính xác, cố gắng di chuyển tay bao gậy, rút ngắn khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy, những quả chọc này cần dồn nhiều lực, mở rộng khoảng cách giữa cầu tay và mũi gậy. Và bạn phải luôn nhớ giữ nguyên vị trí của tay khi đẩy gậy chọc bóng.