Ở phần 1 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lịch sử bàn bida, ở phần 2 này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại bàn và cách chơi bida nhé.
Billiards
Billiards bao gồm một nhóm các trò chơi trên bàn hình chữ nhật, bàn có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Bi được đẩy bởi một cây gậy vót thon, đầu bịt da gọi là gậy bida (cơ). Đường viền xung quanh bàn là đường biên (băng), mà bi bật trở lại, làm bằng chất liệu cao su. Kích thước của bàn có chiều rộng từ 0.9 đến 1.8 m (3 đến 6 ft), chiều dài từ 1.8 đến 3.6 m (6 đến 12 ft).
Bề mặt của bàn bằng phẳng, gọi là đệm, thông thường làm bằng đá phiến được bao phủ bằng lớp vải mịn êm, thường người ta bọc vải màu xanh. Một cơ điển hình dài 145 cm (57 in), nặng 538 g (19 oz) và kích thước của đường kính đầu bịt là 1.2 cm (0.5 in). Chất liệu của bi trước đây bằng ngà voi nhưng bây giờ làm từ tổng hợp các hợp chất cứng, kích cỡ từ 5 cm (2 in) đến 6 cm (2.4 in). Bi trắng mà người chơi đánh bằng đầu gậy cơ được gọi là bi cơ. Những viên bi còn lại có màu sắc được gọi là bi mục tiêu.
Pool
Pool, đôi khi gọi là bida túi lưới được chơi phổ biến nhất ở Mỹ và nhiều nước khác. Bàn pun nhỏ hơn bàn bida carom hoặc snooker và có 6 túi lưới. Kiểu chơi phổ biến nhất bao gồm 8 bóng, 9 bóng, chơi luân phiên và pun đơn giản. Hai cơ thủ người Mỹ nổi tiếng là những cơ thủ chơi pun tự do là Ralph Greenleaf và Willie Mosconi, họ chơi thành công nhất ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
Lối chơi 9 bóng đòi hỏi thủ thuật khôn khéo và cách đánh tinh xảo đã hấp dẫn khán giả hơn lối chơi pun tự do. Từ những năm 1970, lối chơi này dường như chỉ dành riêng cho những giải thi đấu chuyên nghiệp. Người ta sử dụng bi đánh số. Đầu tiên bóng cơ phải chạm vào bi đánh số thấp nhất, sau đó nếu có bi nào lọt xuống lỗ thì cơ thủ tiếp tục đánh những bi khác. Cơ thủ nào ăn được bi số 9 thì sẽ thắng.
Các cơ thủ nghiệp dư chơi ở những quán công cộng, các CLB tư nhân, tại nhà và trên các bàn nhỏ ở quán rượu tiêu tiền xu đã trở nên phổ biến rộng rãi vào những năm 1970, tại đây lối chơi 8 bóng được chơi phổ biến hơn cả. Lối chơi này sử dụng 15 bi đánh số liên tiếp. Một cơ thủ đánh bi mà được đánh số cao hơn số 8 còn đối thủ của anh ta đánh bi còn lại (có số nhỏ hơn số 8), người thắng cuộc là người phải thọc được tất cả số bóng của mình vào lưới rồi cuối cùng là bi số 8.
Bida 8 bóng được chơi trên bàn bida có 6 lỗ và với 15 bi (đánh số thứ tự từ 1 đến 15) được chia làm 2 nhóm. Nhóm màu là nhóm có số từ 9-15, còn bi số 8 là bi màu đen. Ngoài 15 bi mục tiêu còn có 1 bi cái màu trắng. Khi chơi, 2 người chọn 2 nhóm bi. Ví dụ, chọn nhóm khoang thì phải đánh hết các bi ở nhóm khoang (9-15) rồi sau đó mới được phép đánh bi số 8. Nếu ai ăn được bi số 8 thì người đó thắng. Định ăn bi số 8 lỗ nào thì phải chỉ lỗ ấy. Khi bắt đầu trò chơi, bi số 8 được xếp ở giữa, bi khoang và màu ở 2 đỉnh tam giác.
Bida 9 bóng được chơi trên bàn có 6 lỗ, gồm có 1 bi cái và 9 bi mục tiêu được đánh số từ 1-9. Ở mỗi lần đánh bi đầu tiên mà bi cái chạm vào phải là bi có số thấp nhất ở trên bànvà phải ăn lần lượt từ bi số 1 đến bi số 9. Nếu một người ăn được một bi thì lại được đánh tiếp và đối thủ nào ăn được bi số 9 thì người đó thắng. Bida 9 bóng lúc bắt đầu trò chơi, bóng được xếp như hình quả trám, bi số 9 ở giữa, bi số 1 ở điểm cuối (foot spot).
Billiard Carom
Là cách chơi billiards theo đó người chơi đánh bi của mình (bi chủ) chạm liên tiếp bi đỏ và bi của đối phương. Khi đánh cú khai cuộc, bi đỏ được đặt ở điểm cuối bàn (điểm giữa theo chiều dài bàn và cách băng cuối 71 cm), bi đối phương được đặt ở điểm đầu bàn (tương tự điểm cuối) và bi của đấu thủ khai cuộc được đặt cách ngang bi đối phương 18 cm (trái hoặc phải). Người đánh cú khai cuộc phải đánh bi chủ chạm vào bi đỏ trước tiên. Ở lần đánh tiếp theo có thể chạm bất cứ bi nào trước cũng được.
Bida carom thường được chơi trên bàn không túi lưới, kích thước là 1.5 x 3 m (5 x 10 ft), dùng hai bi cơ (mỗi bi cho một người chơi) và một hoặc hai bi mục tiêu. Đây được gọi là lối chơi bida tự do, hoặc đơn giản, lối chơi này được chơi rộng rãi nhất, một điểm được ghi bằng cách đánh bi cơ chạm vào bóng mục tiêu này đến bóng mục tiêu khác. Lối chơi khó hơn là carom băng, trước khi chạm một hoặc hai bi mục tiêu thì bóng cơ phải chạm nhiều hơn một lần vào thành bàn (băng).
Lối chơi balkline là kiểu chơi trong đó người ta vẽ các vạch trên mặt bàn mà người chơi chỉ được phép chơi trong các giới hạn đó. Lối chơi khó nhất là bida 3 băng, trước khi chạm 1 hoặc 2 bi cơ phải chạm vào 3 băng trở lên. Bida tự do (đơn giản), mà vẫn rất phổ biến ở châu Âu, Mỹ La Tinh và châu Á, đã dần mất tính phổ biến ở Mỹ trong thời kỳ nước Mỹ bị chia cắt trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Nó được thay thế bởi lối chơi bida 3 băng. Ba người Mỹ là Jake Schaefer, Jr., Welker Cochran và Willie Hoppe đã thống trị lối chơi Balkline và 3 băng từ năm 1910 đến 1952. Sau đó Allen Gilbert trở thành cơ thủ hàng đầu.
Trên trường quốc tế, Raymond Ceulemans người Bỉ là cơ thủ thống trị lối chơi 3 băng, anh giành được danh hiệu vô địch thế giới nhiều lần và được coi là một cơ thủ huyền thoại. Torbjorn Blomdahl người Thụy Điển trở thành cơ thủ chơi 3 băng xuất sắc nhất những năm 1990.
Billiard (Carom 3 băng) – Trước khi chạm 1 hoặc 2 bi, bi chủ phải chạm ba lần vào băng – Khi 3 bi bị dính, bi được đặt lại thẳng hàng như sau: bi chủ đặt tại điểm đầu bàn, bi đỏ đặt điểm cuối bàn, bi đối phương đặt điểm giữa bàn (cách đều 2 bi kia) Billiard (Carom 1 băng) (1 cushion carom) – Trước khi chạm 1 hoặc 2 bi, bi chủ phải chạm một lần vào băng (chạm vào thành bàn) – Người đánh bị mất lượt trong các trường hợp sau:
Bi rơi ra khỏi bàn Bi văng lên rồi đứng yên trên thành bàn Chân người đánh không chạm sàn Quần áo hoặc bộ phận nào đó của cơ thể chạm vào bi Chạm bi chủ 2 lần.
– Nếu bi chủ dính bi mục tiêu thì bi chủ được đặt lại vào vị trí quy định và bi mục tiêu ở nguyên vị trí. Trong trường hợp điểm quy định đã bị mục tiêu khác choán chỗ thì bi choán chỗ phải được dời về vị trí quy định. Billiard (Libre) (Tự do) – Một bi chạm 2 bi còn lai dưới bất kỳ hình thức nào – Khi bi chủ bị dính vào một trong hai bi còn lại, đấu thủ sẽ tiếp cú đánh ở vị trí khai cuộc.
Kích thước bàn Billiard
Theo tiêu chuẩn thi đấu, mặt bàn billiards phải được làm bằng những phiến đá tự nhiên có bề dày tối thiểu 2,54 cm, không biến dạng trước sự thay đổi của nhiệt độ hay môi trường. Mặt bàn thường làm bằng 3 phiến đá ghép lại để dễ di chuyển cũng như điều chỉnh độ phẳng.
Điểm bắt buộc là điểm nối giữa những phiến đá phải thật phẳng, sai số cho phép không quá 0,04mm. Để đảm bảo độ phẳng, mặt bàn chỉ được phép sai số giữa 2 đầu chiều dài là 0,4mm và 0,2mm theo chiều ngang. Ngoài ra, mặt bàn không được võng xuống quá 0,7mm khi có vật nặng 90 kg đặt lên trên.
Mặt bàn được phủ 1 lớp vải với thành phần chính làm từ len và được căng đúng mức để không ảnh hưởng đến đường lăn của bi. Băng (mặt trong của bàn billiards) phải được làm bằng cao su đặc và chìm sâu khi thả xuống nước.
Khi đánh mạnh, bi chạm băng bật ra phải không bị nhảy. Lớp vài bọc căng được kéo căng ở mức nhất định và lớp vải này phải nổi khi thả trên nước. Vải có chất lượng tốt phải có thành phần gồm 75% len và 25% nylon. Ngoài ra, bàn billiards còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn khác như bàn phải cao 75/80 cm, băng cao 3,6/3,7 cm, kích thước bàn lọt lòng 142x284cm, kích thước phủ bì 168x310cm.
Các loại bàn
Có hai loại bàn sau đây được chơi thịnh hành hơn cả:
- Loại bàn thứ nhất có lỗ hổng, những lỗ này gọi là các túi lưới để hứng bi, nằm ở các góc bàn và ở hai đầu trung tuyến đường biên bàn bida. Loại bàn thứ hai không có túi hứng bi. Đối với bàn có túi lưới, mục đích của người chơi là dùng cây gậy đánh bóng vào lưới.
- Loại bàn thứ hai là bàn không có túi lưới, người ta tính điểm bằng cách đánh bóng cơ bật liên tiếp vào những viên bi khác (Carom), đôi khi bi cơ bắt buộc phải chạm vào thành bàn. Các trò chơi Carom của bàn không có túi lưới rất thịnh hành ở châu Âu, châu Mỹ La Tinh, và châu Á. Các trò chơi của bàn có túi lưới, bao gồm cả lối đánh pool, lại thịnh hành ở những nước nói tiếng Anh.